Các công tử tay chơi khác Công_tử_Bạc_Liêu

Theo nhà báo, nhà văn Phan Trung Nghĩa, tác giả quyển sách "Công tử Bạc Liêu - sự thật và giai thoại" thì thành ngữ Công tử Bạc Liêu được xã hội hóa và gọi chung cho tất cả những "địa chủ con" gồm những công tử có máu ăn chơi danh bất hư truyền[5].

Một số công tử cũng nổi tiếng ở những vùng khác nhau của miền nam:

Công tử Mỹ Tho Lê Công Phước

Bài chi tiết: Lê Công Phước

Lê Công Phước (1901-1950[12]) là một tay chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm của thập niên 1920, 1930. Ông còn có biệt danh Bạch công tử. Lê Công Phước để lại nhiều giai thoại về ăn chơi hoang phí. Ông còn là người có rất nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó và là một trong số những người chồng của Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há.

Sau khi ly dị với Phùng Há, Lê Công Phước ngày càng lún sâu vào nghiện ngập. Tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau đó ông được con trai một người bạn thân của cha mình là ông Nguyễn Hoàng Phi, một điền chủ đất ở Chợ Gạo, đón về chăm sóc. Cuối năm 1949, Nguyễn Hoàng Phi đưa Bạch công tử về chăm sóc tại gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Lê Công Phước mất vào đầu năm 1950.

Công tử Vĩnh Long Châu Văn Sanh

Bài chi tiết: Châu Văn Sanh

Châu Văn Sanh hay còn gọi là công tử Lời là một Liệt sĩ [13] Ông không chỉ nổi danh tính cách "trọng nghĩa khinh tài" tiêu biểu của người Nam Bộ, mà còn là một nhà cách mạng chống chủ nghĩa thực dân Pháp đòi quyền độc lập dân tộc cho Việt Nam.[13]

Năm 1939, khi ông thuê xe chở sách về quê nhà chợ Cái Nhum, đến Ngã tư Long Hồ thì bị chính quyền thực dân chặn bắt quả tang trên xe có chở nhiều sách cấm và tài liệu tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sản. Ngày 20 tháng 7 năm 1940, ông bị tòa án Pháp ở Sài Gòn kết tội "vận động lực lượng bất hợp pháp để lật đổ chính quyền" với bản án 5 năm tù và 10 năm biệt xứ. Ông đã qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1943 khi bị giam trong tù.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt ca ngợi tinh thần không màng phú quý để tham gia cách mạng của ông:

"Nông dân chúng ta đi làm cách mạng, nếu có mất thì mất đầu và quần tà-lỏn, còn những người như "công tử" Lời, tú tài Nhựt (anh hùng Lê Văn Nhựt, Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc tỉnh Vĩnh Long năm 1945-1946) thì mất cả đầu và cả gia sản đồ sộ".[13]

Công tử Cần Thơ Dương Văn Quảng

Công tử Cần Thơ Dương Văn Quảng là con của ông Dương Lập Cang. Ông Cang được cho là người khởi công xây dựng ngôi đình Bình Thủynhà cổ Bình Thủy nổi tiếng [14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_tử_Bạc_Liêu http://vn.news.yahoo.com/ki%E1%BB%83u-%C4%91%E1%BB... http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nhung-quai... http://dantri.com.vn/c20/s20-232095/cong-tu-bac-li... http://dantri.com.vn/su-kien/chuyen-cong-tu-bac-li... http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-ve-cau-am-chay-... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100826/tran-tr... http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/3/89911/ http://www.vannghesongcuulong.org.vn/modules.php?n... http://phapluattp.vn/2012041411333795p0c1112/chuye... http://phunutoday.vn/xahoiol/201105/Bach-cong-tu-o...